Để đảm bảo vận hành và bảo dưỡng máy nội soi tai mũi họng đúng cách, các bác sỹ mới bắt đầu nên nắm vững cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy, từ đó sẽ nắm được cách sử dụng máy nội soi một cách thuần thục để ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị. Hy vọng, bài viết dưới đây sẽ góp phần giải đáp các thắc mắc của các bác sỹ và các kỹ sư nói riêng.

⓵ Cấu tạo hệ thống nội soi tai mũi họng

Một hệ thống nội soi tai mũi họng bao gồm các phần chính:

– Xử lý ảnh nội soi kèm camera

– Nguồn sáng nội soi (Light Source)

– Màn hình nội soi (Monitor)

– Dây dẫn sáng

Ống nội soi chuyên dụng (Optic)

– Xe đẩy nhiều tầng 

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của phòng khám, bệnh viện mà hệ thống nội soi tai mũi họng có thể kết hợp với một số dụng cụ thiết bị y tế khác để đảm bảo có thể sử dụng trong khám, chữa bệnh tai mũi họng.

Xử lý ảnh nội soi kèm camera

Đây là bộ phận khá quan trọng, camera nội soi quyết định chất lượng của hình ảnh. 

Một số thông số kỹ thuật cơ bản:

Cảm biến hình ảnh1/3 CCD
Độ phân giải ngang500 hoặc 700 TVL
Độ phân giải điểm> 752(H)*582(V)

Nguồn sáng nội soi

Chất lượng của nguồn sáng nội soi rất quan trọng để có thể truyền chính xác hình ảnh và màu sắc, trong phẫu thuật nội soi nên dùng nguồn sáng Xenon với ánh sáng trắng (dải trung gian 4000 độ K – 6500 độ k).

Nguồn sáng thường có bóng đèn dự trữ, thường là bóng halogen, tự động bật sáng khi bóng đèn bị hỏng. Các bác sỹ nên thường xuyên theo dõi chỉ thị tuổi thọ bóng đèn để có kế hoạch thay kịp thời. 

Một số thông số kỹ thuật cơ bản:

Loại nguồn sángLED, Xenon, Halogen
Công suất35/50/80W
Tuổi thọ bóng đèn

khoảng 500h hoạt động liên tục với Xenon

khoảng 1000h hoạt động liên tục với LED

khoảng 50h hoạt động liên tục với Halogen

 ➡ Màn hình nội soi

– Độ phân giải càng cao càng tốt nhưng đảm bảo phù hợp vớ camera nội soi

– Số lượng cổng vào và ra của tín hiệu hình ảnh đảm bảo, thông thường có các cổng: VGA/HDMI/AV/USB/BNC

– Tùy vào việc lựa chọn cổng vào tín hiệu từ camera nội soi đến monitor để chọn loại và vị trí cổng hiển thị trên monitor

Dây dẫn sáng

Dây dẫn sáng thường dùng loại có đường kính lớn đảm bảo dẫn sáng tốt, thường là 0.5 – 0.6cm, chiều dài tối thiểu khoảng 1m8, chiều dài lý tưởng khoảng 2.2 – 2.6m. Vỏ bọc dây dẫn sáng phải bền để hạn chế tác động của các va chạm cơ học và có thể diệt khuẩn bằng phương pháp hóa chất. Đầu cắm vào ổ nguồn sáng và đầu lắp vào thiết bị ống soi phải tương thích với nhiều loại nguồn sáng và optic.

Ống nội soi (optic) 

Thông thường, ống soi sử dụng vật liệu thép không gỉ, chức năng chống ăn mòn tốt, có thể sử dụng khử trùng bằng plasma ở nhiệt độ thấp và tương thích với nhiều loại máy soi. 

Có nhiều loại ống soi tùy theo mục đích sử dụng: ống soi tai, ống soi thanh quản, ống soi xoang và ống soi bàng quang. 

⓶ Nguyên tắc hoạt động hệ thống máy nội soi tai mũi họng

Nguồn sáng: Cần đảm bảo cung cấp cho dây dẫn sáng, có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dựa trên máy đo độ sáng, điều quan trọng là khi để cường độ sáng ở mức thấp nhất thì không được có ánh sáng ở phía đầu ra của dây dẫn sáng.

– Dây dẫn sáng: cầm một đầu dây dẫn hướng về phía bóng đèn điện thông thường quát sát đùa còn lại thấy dây sáng đều là dấy tốt, dây có < 1/3 là điểm đen thì cần thay dây mới.

– Optic: Dùng mắt thường ngắm dọc theo optic,thấy rõ hình ảnh là optic tốt, thấy mờ một phần hoặc toàn bộ cần kiểm tra bề mặt kính của optic, có thể vệ sinh nếu thấy bẩn còn trong trường hợp bị xước hoặc gãy nên có phương án thay thế.

– Monitor: thông thường tuổi thọ khoảng 5-10 năm, với monitor CRT dùng đèn thì tuổi thọ thấp hơn.

⓷ Những lưu ý khi vận hành hệ thống máy nội soi tai mũi họng

– Tránh gập dây dẫn sáng: dễ làm tổn thương các sợi cable làm giảm hiệu quả độ dẫn sáng

– Tránh gập dây dẫn của camera: dễ làm dây dẫn đứt

– Không cầm vào phần đầu ống optic: chỉ nên cầm optic ở phần lắp vào camera và dây dẫn sáng 

– Vị trí đặt monitor: khi khám với tư thế ngồi, nên đặt chếch phía sau và ở bên tría bệnh nhân, hướng về phía bác sỹ, khi khám tư thế nằm, đối diện với bác sỹ, bệnh nhân ở giữa bác sỹ với monitor

– Máy nội soi tai mũi họng là  thiết bị y tế nên cần bảo quản trong môi trường khô, sạch.

– Thiết bị bảo quản tốt nhất là tủ hút ẩm chuyên dụng, cần bảo quản là camera nội soi và optic nên được bảo quản sau khi tiệt trùng.

 

Các bác sỹ luôn đảm bảo thao tác trong vận hành máy và bảo dưỡng máy chuẩn chỉnh để hệ thống nội soi luôn được hoạt động tốt nhất và bền. Hãy theo dõi website để cập nhật nhiều bài viết hữu ích hơn nữa.

 

[Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình “Nội soi tai mũi họng: Kỹ năng khám và chẩn đoán”, Trường ĐH Y Hà Nội, Bác sỹ. PGS. TS. Cao Minh Thành.

 

Để biết thêm thông tin giá máy tai mũi họng và kinh nghiệm mua máy, thiết kế phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0919.090.886 (Mr. Trường) 

—-

☑HOANGMINHMED – Nhập khẩu và phân phối hàng thiết bị y tế chính hãng tại Việt Nam

☎SĐT/Zalo: 0919.090.886

✉khactruong.hoangminh@gmail.com

⌚Website: https://hoangminhmed.com/