Để xây dựng được một phòng khám, một doanh nghiệp phát triển bền vững thì cần phải thiết lập rõ ràng các mục tiêu ngay từ bước đầu và cân đối các nguồn lực  để có thể đi đường dài. Bài viết này, Hoàng Minh Med giới thiệu đến các bác sĩ, các phòng khám phương pháp quản trị doanh nghiệp hiện đại đó là thẻ điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) và Chỉ số hiệu suất (KPI- Key Performance Indicator). Để xây dựng được một bộ chỉ số KPI hiệu quả, trước hết cần phải nắm rõ về thẻ điểm cân bằng BSC.

1. Thẻ điểm cân bằng BSC

Thẻ điểm cân bằng BSC là gì?

     BSC là tập hợp thước đo định lượng được lựa chọn bắt nguồn từ chiến lược của một doanh nghiệp. Là một hệ thống quản lý giúp cho một tổ chức xác định rõ tầm nhìn, chiến lược và chuyển chúng thành hành động.

Bốn phương diện của thẻ điểm cân bằng BSC

 

Mối liên hệ giữa BSC và KPI

     BSC và KPI giúp gắn kết quản trị chiến lược và quản trị doanh nghiệp. Trong phạm vi phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, có thể hiểu như sau:

     BSC: Giúp phòng khám xác định được mục tiêu hoạt động dựa trên 4 yếu tố: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và con người tạo nên sự cân bằng, bền vững.

     KPI: Nếu như BSC chỉ ra các mục tiêu thì KPI chính là thước đo hiệu quả cho các mục tiêu đó.

 

2. Xây dựng KPIs theo định dạng BSC

Bước 1: Xác định bản đồ chiến lược BSC

☛ Thẻ điểm cân bằng BSC giúp xác định và kiểm soát chiến lược các phòng khám, bệnh viện, doanh nghiệp.

☛ Từ chiến lược => Xác định CFS (Critial Success Factors – Yếu tố thành công quan trọng hay các thẻ điểm, công cụ SWOT, bản đồ chiến lược) => Xây dựng bộ KPI, công cụ SMART

☛ Sau khi Bản đồ chiến lược (SM) được phê duyệt, bắt đầu thiết lập các chỉ số thực hành chính. Chia các nhóm thành các nhóm nhỏ hơn và giao cho các mục tiêu chiến lược cụ thể cho họ và phác thảo khoảng 3-5 KPI. 

Tìm hiểu thêm về thẻ điểm cân bằng BSC và cách xây dựng bản đồ chiến lược

☛ Tập hợp các nhóm phụ lại và yêu cầu mỗi nhóm phụ trình bày đề xuất KPI. Cho phép các cuộc thảo luận trong toàn bộ nhóm để chọn KPI thực tế nhất (về hiệu quả và nỗ lực, thời gian và tài chính).

☛ Kết thúc phiên họp khi tất cả các mục tiêu chiến lược có ít nhất 01 KPI. Không nên có nhiều hơn 02 tiêu chí cho mỗi mục tiêu chiến lược.

☛ Xem lại các Bản đồ chiến lược 02 tuần sau đó. Tổ chức một cuộc họp để xác định những sửa đổi có thể có trước khi hoàn thiện.

☛ Sử dụng Bản đồ chiến lược doanh nghiệp đã được phê duyệt để phát triển các KPIs, mục tiêu và sáng kiến của doanh nghiệp. 

Bước 2: Thiết lập KPI và các mục tiêu thực hiện 

☛ Tất cả các hoạt động đều có những chỉ tiêu cụ thể, KPI cần phải nối kết vào tầm nhìn, nhiệm vụ. Yêu cầu các chỉ tiêu: SMARTER: cụ thể, đo được, đạt được ổn định, có thời gian, mọi người thực hiện và thưởng.

☛ Cân đối nguồn nhân lực hiện tại, tài chính, trang thiết bị, cấu trúc tổ chức và môi trường khi thiết lập chỉ tiêu.

☛ Xây dựng KPI đảm bảo các yêu cầu đánh giá được: Hiệu quả của mỗi quá trình trong công ty, khả năng phát triển nguồn nhân lực, nguồn tài chính đối với các quá trình, và lòng trung thành của khách hàng đối với công ty. 

  Bước 3: Xác định hiện trạng của các KPI – thu thập dữ liệu 

☛ Xác định các KPI cần thu thập và có thể cải tiến;

☛ Sử dụng các dữ liệu đã có trong hệ thống quản lý chất lượng; 

☛ Thiết kế các biểu mẫu; 

☛ Phân công thu thập dữ liệu hàng ngày; 

☛ Vẽ biểu đồ. 

Bước 4: Xác định các chỉ tiêu thực hiện và sáng kiến (giải pháp)

☛ Dựa vào mục tiêu đã chọn cho mỗi KPI, xác định các chỉ tiêu cụ thể để đáp ứng được các mục tiêu chiến lược;

☛ Đề xuất các sáng kiến nhằm nâng cao công tác quản trị tại công ty  

☛ Dựa vào chỉ tiêu của phòng đã chọn cho mỗi KPI, xác định các chỉ tiêu cụ thể cho từng nhóm/cá nhân;

☛ Đề xuất các sáng kiến nhằm đạt được các chỉ tiêu đã thống nhất tại bộ phận;

☛ Nhóm/ cá nhân thực hiện các giải pháp và cập nhật số liệu hàng ngày/ tuần/ tháng.

  Bước 5: Tổ chức thực hiện các sáng kiến  

✅ Lãnh đạo hỗ trợ:

☛ Yêu cầu đầu tư – con người, kinh phí, công nghệ, vv…;  

☛ Chỉ định chủ sở hữu quá trình thực hiện;  

☛ Kế hoạch công việc phải thực hiện và mốc thời gian;  

Trưởng bộ phận:  

☛ Tổ chức thực hiện các sáng kiến đã được phê duyệt; 

☛ Đề xuất cung cấp nguồn lực, tài chính, công cụ, trang thiết bị cần thiết;  

☛ Làm mô hình mẫu khi thực hiện KPI trong bộ phận;  

☛ Hỗ trợ nhân viên khi gặp khó khăn;  

Nhân viên:  

☛ Thực hiện theo sáng kiến;  

☛ Ghi chép đầy đủ và trung thực các số liệu;  

☛ Báo cáo kết quả thực hiện hàng ngày/ tuần;  Phản ảnh các khó khăn trong quá trình thực hiện

Bước 6: Đo lường, theo dõi mức độ thực hiện 

☛ Trưởng bộ phận theo dõi số liệu thực hiện hàng ngày/hàng tuần và điều chỉnh các quá trình liên quan;

☛ Giám đốc theo dõi tổng thể việc thực hiện các KPI;

☛ Cung cấp nguồn nhân lực, tài chính, công cụ và trang thiết bị cần thiết để thực hiện các quá trình hiệu quả hơn khi cần thiết;

☛ So sánh dữ liệu thực tế của từng KPI so với chỉ tiêu cần đạt;

☛ Phân tích nguyên nhân gốc dẫn đến sự khác biệt giữa kết quả thực tế và các chỉ tiêu mong muốn;

☛ Đề xuất các giải pháp cải tiến. 

  Bước 7: Cải tiến các chỉ tiêu thực hiện 

☛ Trưởng bộ phận tổ chức cải tiến các chỉ tiêu liên quan đến bộ phận vàcác chỉ tiêu liên quan đến bộ phận khác;

☛ Giám đốc đưa ra quyết định cải tiến các quá trình liên quan giữa các phòng trong Công ty; 

☛ Bổ sung/cải tiến các KPI, mục tiêu, chỉ tiêu qua thời gian áp dụng; 

Trên đây là bài viết Hoàng Minh chia sẻ về tính mất thiết và xây dựng KPI dựa trên thẻ điểm cân bằng KPI, giúp cho một phòng khám, một doanh nghiệp phát triển bền vững, hoạt động một cách hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu chiến lược của từng phòng khám, doanh nghiệp đặt ra.

 

Để biết thêm thông tin giá máy tai mũi họng và kinh nghiệm mua máy, thiết kế phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0919.090.886 (Mr. Trường) 

—-

☑HOANGMINHMED – Nhập khẩu và phân phối hàng thiết bị y tế chính hãng tại Việt Nam

☎SĐT/Zalo: 0919.090.886

✉khactruong.hoangminh@gmail.com

⌚Website: https://hoangminhmed.com/