Trong những năm gần đây số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đang tăng lên rõ rệt với nhiều biến chứng nặng nề như tim mạch, thận, mắt, thần kinh,…đã trở thành mối lo ngại hàng đầu của toàn xã hội, Việc trang bị những hiểu biết về chứng bệnh sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Vì vậy, ở bài viết dưới đây cùng Hoangminhmed.com đi tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Bệnh tiểu đường 

Bệnh tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là căn bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng và biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Cơ thể thiếu hụt về tiết insulin và đề kháng với insulin dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, mỡ, chất khoáng.

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân khó có thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng. Lâu dần sẽ gây nên hiện tượng tăng lượng đường trong máu, nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý về tim mạch. Đồng thời sẽ gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý khác. 

Dấu hiệu nhận biết của căn bệnh tiểu đường 

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái đường thay đổi ít nhiều theo tuýp của bệnh, đôi khi rất nhẹ, không có triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện bản thân mắc bệnh. Các triệu chứng của thể tiểu đường tuýp 1 thường diễn tiến nhanh, có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần với các biểu hiện điển hình như:

  • Cảm thấy đói và mệt: Thường thì cơ thể sẽ chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành glucose để các tế bào lấy năng lượng. Các tế bài sẽ cần đến insulin để hấp thụ glucose thế nhưng khi cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết. Chính vì điều này khiến cho bệnh nhân cảm thấy đói và mệt mỏi hơn so với bình thường.

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều: Người bình thường sẽ mất 4-7 lần đi tiểu trong 24h, tuy nhiên ở người bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu nhiều lần hơn. Lý do xuất phát từ việc ở cơ chế bình thường cơ thể sẽ tái hấp thụ glucose khi qua thận. Khi đi tiểu gây ra thì tình trạng mất nước, người bệnh sẽ rất khát và uống nước nhiều hơn, nhưng lại đi tiểu nhiều hơn.

  • Khô miệng, ngứa da: Bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều hơn khiến cho cơ thể bị mất nước, khiến cho vùng miệng cảm thấy khô, có thể khiến cho bệnh nhân bị ngứa.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường 

Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh tiểu đường

Glucose là một hợp chất cần thiết cho cơ thể, trong các thực phẩm ăn hàng ngày, đóng vai trò là nguồn năng lượng giúp cho các tế bào trong cơ thể và được dự trữ trong gan tạo thành glycogen. Khi biếng ăn lượng glucose trong máu cũng sẽ bị hạ thấp, khiến cho gan ly giải phân tử glycogen thành glucose để cân bằng lại đường trong máu.

Tuy nhiên, đối với trường hợp các tế bào không hấp thụ glucose một cách trực tiếp mà cần đến sự hỗ trợ của insulin sẽ khiến cho glucose được hấp thụ vào tế bào. Lâu dần sẽ khiến cho lượng đường huyết giảm, khi đó huyết tụy cũng giảm sản xuất insulin. Có thể thấy rằng quá trình trao đổi chất bất thường sẽ khiến cho glucose không thể đi vào tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Sự mất cân bằng này tích lũy kéo dài sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường nhanh hiệu quả

Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng rất nhiều cách khác nhau, điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, vận động, theo dõi tình trạng bệnh,…

Điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống hợp lý 

Điều chỉnh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với tỷ lệ các chất dinh dưỡng như hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn. Bản chất của bệnh tiểu đường là do rối loạn chuyển hóa, do đó người bệnh cần thực hiện ăn uống hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tăng cường vận động, tập luyện

Người mắc bệnh tiểu đường nên vận động, tập luyện đều đặn, tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Có thế chọn hình thức vận động như đi bộ, bơi, tập yoga, cầu lông. Lưu ý cân nhắc hình thức tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe, biến chứng hay bệnh lý nền của bản thân.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc kê đơn 

Tùy trình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc giảm glucose trong máu. Điều trị đái tháo đường có nhiều loại khác nhau, qua thăm khám, bác sĩ phác đồ phù hợp. Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách thay đổi lối sống chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.

Kiểm soát đường huyết tại nhà đều đặn

Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường chính là kiểm soát tốt chỉ số đường huyết cơ thể, vì vậy đo và theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà đều đặn là phương pháp tốt nhất để hỗ trợ kiểm soát. Người bị tiểu đường nên chọn các loại máy đo đường huyết có độ chính xác cao. Biết được các chỉ số sẽ giúp cho người bệnh có một chế độ ăn uống, tập luyện, để có thể ổn định chỉ số đường huyết.

Phương pháp điều trị bệnh 

Lưu ý cho người mắc bệnh tiểu đường cần nhớ

Tiểu đường là căn bệnh do lối sống đang ngày càng trở lên phổ biến và dưới đây là những lưu ý để kiểm soát bệnh tiểu đường: 

Không bỏ bữa để giảm hấp thụ calo

Người bệnh không nên bỏ bữa để giảm hấp thu calo bởi vì bỏ bữa thường dẫn tới ăn vặt và ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo. Vì thế, bạn nên duy trì tần suất và giờ giấc của các bữa ăn. Nếu bữa tối không đói thì có thể cắt giảm phần ăn hoặc ăn chút trái cây để phòng thèm ăn vào ban đêm. Hãy nhớ rằng, bỏ bữa không chỉ dẫn tới hạ đường huyết mà còn có thể gây ra những khó chịu như chóng mặt, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi lạnh,…

Ăn nhiều chất xơ sẽ tốt cho sức khỏe

Bắt đầu một ngày bằng một khẩu phần chất xơ lớn không chỉ giúp bạn no lâu mà còn ngăn chặn những bữa ăn vặt trong ngày. Bữa sáng giàu chất xơ cơ thể lựa chọn như yến mạch, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc, hoa quả tươi và rau xanh để ổn định đường huyết. 

Tránh xa đồ uống có nhiều đường calo 

Bạn cần lưu ý giảm lượng soda, nước trái cây và nước ngọt khác và hãy làm dịu cơn khát bằng nước lọc. Hàm lượng đường trong soda cao có thể gây nên bệnh tiểu đường, thậm chí tăng cân béo phì. Ngoài ra, điều quan trọng là hãy duy trì lượng nước trong ngày bằng cách tăng cường bổ sung chất lỏng như nước dừa, lúa mạch, bơ sữa hoặc nước không uống đồ có gas. 

Lựa chọn sử dụng đường tự nhiên tốt nhất 

Thay vì đường nhân tạo tinh chế hãy sử dụng đường tự nhiên nhiều dinh dưỡng và giàu chất xơ. Đường và chất xơ của hoa quả sẽ tốt hơn so với đường tinh chế. Thế nhưng, đường tự nhiên như hoa quả lại ít đường hơn và chậm hấp thu vào máu hơn và giữ cho đường huyết ổn định lâu hơn. Hơn nữa, chúng tự nhiên được tiêu hóa chậm hơn và đi vào máu một cách đều đặn hơn.

Lưu ý cho người mắc bệnh tiểu đường 

Giải pháp toàn diện cho người mắc bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể đặt mua máy đo đường huyết chính hãng tại Hoàng Minh Med. Ngoài các chương trình ưu đãi, bảo hành trọn đời người bệnh còn được hỗ trợ quá trình sử dụng, theo dõi điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.

Hoàng Minh Med hiểu được những khó khăn của người bệnh tiểu đường khi phải đối mặt với loại bệnh mãn tính, phải đo đường huyết thường xuyên, kiểm soát bệnh mỗi ngày: ăn uống như thế nào, sử dụng thuốc ra sao, chỉ số như nào là ổn định,… Hoàng Minh Med sẽ cung cấp giải pháp toàn diện cho người bệnh. 

>>>Tham khảo: Top 5 máy đo đường huyết không cần lấy máu tốt nhất hiện nay 

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn một số thông tin về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân và dấu hiệu tới người bệnh. Mong rằng sẽ hữu ích khi tìm hiểu để biết cơ bản các kiến thức căn bản để chăm sóc người bệnh tiểu đường.