SARS-CoV-2 đang là vấn đề toàn cầu với mức độ lây nhiễm cực nhanh. Trên thế giới đã xuất hiện nhiều biến thể, thậm chí có thể lây truyền qua không khí. Nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 lại càng cao tại các cơ sở khám, chữa bệnh, nhất là các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, các bệnh viện lớn,…
1. Đại cương. Nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 trong tai mũi họng
⊳ SARS-CoV-2 thường khởi đầu xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên.
⊳ Tải lượng vi-rút nhiều nhất ở niêm mạc của hốc mũi, vòm mũi họng, hầu họng, khoang miệng, có thể ở cả vòi Eustache và niêm mạc tai giữa/xương chũm
⊳ Theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ (tháng 7/2020), có khoảng 40% người nhiễm bệnh không triệu chứng. Và khả năng lây nhiễm của những người nhiễm bệnh không triệu chứng lên đến 75%.
⊳ Tải lượng vi-rút trong mũi và vòm mũi họng của những người không triệu chứng cũng cao bằng những người có triệu chứng
⊳ Một bệnh nhân có thể không có triệu chứng nhưng vẫn mang cùng một lượng vi rút trong mũi và dịch tiết miệng.
⊳ Chất tiết ở khí quản mang nồng độ vi rút cao nhất và tiếp theo là chất nhầy mũi họng và nước bọt, đôi khi có trong phân.
⊳ Vi-rút có thể được phát hiện trong nước bọt vài tuần sau khi khởi phát triệu chứng. Vi rút chưa được phát hiện trong nước tiểu hoặc sữa mẹ
Nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 đối với chuyên khoa tai mũi họng
⊳ Nhân viên y tế tai mũi họng, đặc biệt là bác sỹ phẫu thuật có nguy cơ bị nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất vì họ khám và điều trị trên các khu vực được biết là có tải lượng vi rút cao (mũi, mũi họng, hầu họng).
⊳ Việc sử dụng thiết bị thăm khám, thủ thuật, phẫu thuật ở những khu vực này cũng tạo ra khí dung có thể chứa vi rút do đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đặc biệt, nguồn lây nhiễm từ những người nhiễm bệnh không triệu chứng. Triệu chứng COVID-19 giống TMH.
⊳ Dữ liệu Trung Quốc và châu Âu cho thấy các bác sĩ tai mũi họng bị ảnh hưởng nặng nề với số lượng bị lây nhiễm cao và một số đã chết do vi rút.
2. Triệu chứng tai mũi họng ở bệnh nhân COVID-19
Mất khứu giác và vị giác ở bệnh nhân COVID-19
Nghiên cứu trên 1475 bệnh nhân:
⊳ 885 (60,7%) rối loạn khứu giác và 822 (56,4%) rối loạn vị giác
⊳ Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều nhất
⊳ Rối loạn khứu giác/vị giác ngay cả khi không có tắc nghẽn mũi/chảy nước mũi và bắt đầu ngay cả trước khi có các triệu chứng của COVID-19
⊳ Sự phục hồi mùi/vị, thường xảy ra trong 2 tuần đầu tiên sau khi khỏi COVD-19
⊳ Có bằng chứng cho thấy rối loạn khứu giác/vị giác là những yếu tố dự báo lây nhiễm mạnh mẽ SARS-CoV-2, và có thể khuyến cáo cách ly bệnh nhân ngay sau khi được tư vấn y tế để ngăn chặn sự lây lan của vi rút.
Nguyên nhân SARS-CoV-2 gây mất mùi
SARS-CoV-2 gắn vào thụ thể ACE2. Vi rút làm cho các khe khứu giác bị viêm, gây tắc nghẽn các thụ thể chuyển tiếp thông tin đến não.
Các thủ thuật, phẫu thuật TMH có thể tạo khí dung
⊳ Kiểm tra nội soi và thủ thuật phẫu thuật mũi họng thanh quản. Soi mũi họng thanh quản là những thủ thuật tạo khí dung có nguy cơ cao, đặc biệt khi có tải lượng vi rút SAS-CoV-2 cao ở đường hô hấp ở những bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Trong các ca phẫu thuật nội soi xoang và nền sọ, việc tưới nước muối thường xuyên và sử dụng microdebrider có thể tạo ra các hạt khí dung. Ngoài ra, việc kiểm soát chảy máu có thể liên quan đến hắt hơi và ho của bệnh nhân với bác sỹ TMH ở khoảng cách gần.
⊳ Phẫu thuật xương chũm. Việc khoan xương chũm gây ra hiện tượng giải phóng hạt khí dung chứa vi rút vào không khí. Nhiều loại virus khác nhau, bao gồm cả SARS-CoV-2, đã được ghi nhận trong niêm mạc tai giữa trong quá trình nhiễm trùng đang hoạt động.
⊳ Phẫu thuật ung thư niêm mạc đầu và cổ được coi là phẫu thuật tạo ra khí dung do tải lượng vi rút cao trong hầu họng.
3. Phương tiện phòng hộ cá nhân trong thủ thuật, phẫu thuật TMH
Khuyến cáo của Canada về PPE theo thủ thuật Tai Mũi Họng
Phân loại phương tiện phòng hộ cá nhân
⊳ Level 1 PPE
Khẩu trang phẫu thuật
Áo choàng cách ly
Găng tay
Bảo vệ mắt
⊳ Level 2 PPE
Khẩu trang bảo vệ hệ hô hấp N95
Áo choàng thấm chất lỏng dùng một lần
Găng tay
Xem xét khăn che đầu (bao gồm cả cổ) và găng tay đôi
Bảo vệ mắt (tấm che mặt hoặc kính bảo hộ)
⊳ Level 3 PPE
Phòng áp suất âm
Nhân sự tối thiểu
PAPR (nếu có) hoặc áo choàng chấm thấm chất lỏng dùng một lần
Khăn che đầu (bao gồm cả cổ)
Găng tay đôi
Mặt nạ N99 haowcj N95 với mặt nạ mẫu thuật thứu 2 bên trong và tấm che kính hoặc bảo hộ kèm theo.
Phân loại phương tiện phòng hộ cá nhân theo Quyết định 1616/QĐ-BYT
Dưới đây là yêu cầu về thành phần của Bộ trang phục phòng chống dịch Covid-19 theo quyết định 1616/QĐ-BYT
4. Khuyến cáo tại phòng khám nội soi tai mũi họng
⊳ Ngay cổng/cửa phòng khám
Sát khuẩn tay nhanh
Không khẩu trang không được vào (no mask, no entry). Có thể cung cấp khẩu trang cho người bệnh ngay tại cổng/cửa
Sàng lọc: khai báo y tế
⊳ Khu vực người bệnh chờ khám:
Thực hiện giãn cách
Giảm thời gian chờ
Hạn chế số người trong phòng chờ
⊳ Trong phòng khám nội soi tai mũi họng:
Bác sĩ, điều dưỡng trang bị phương tiện phòng hộ
Tê tại chỗ trước khi soi bằng cách đặt gòn tẩm thuốc tê; tránh xịt thuốc tê vào mũi họng vì nguy cơ tạo khí dung
Người bệnh đeo mặt nạ nội soi (nhằm hạn chế nguy cơ tạo khí dung do ho, hắt hơi khi nội soi).
Hạn chế thực hiện thủ thuật qua nội soi: như hút dịch
⊳ Sau khi khám, nội soi:
Làm sạch, khử khuẩn ống nội soi
Vệ sinh khử khuẩn bề mặt
Bài viết tham khảo từ:
Để biết thêm thông tin giá máy tai mũi họng và kinh nghiệm mua máy, thiết kế phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0919.090.886 (Mr. Trường)
—-
☑HOANGMINHMED – Nhập khẩu và phân phối hàng thiết bị y tế chính hãng tại Việt Nam
☎SĐT/Zalo: 0919.090.886
✉khactruong.hoangminh@gmail.com
⌚Website: https://hoangminhmed.com/