Ở nước ta, điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ cũng như chất lượng thiết bị y tế. Khi có hỏng hóc nhỏ do hầu hết các cơ sở y tế nhất là trung tâm y tế huyện, các phòng khám đều không có hoặc thiếu cán bộ kỹ thuật thiết bị y tế có trình độ chuyên môn để bảo trì, sửa chữa vì thế không đảm bảo được chất lượng máy và ảnh hưởng đến các hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế. Thông thường máy móc thiết bị y tế khi bị hỏng hóc đều do hai nguyên nhân: một là hỏng hóc do nội tại của máy sau một thời gian sử dụng sẽ gây ra các lỗi về phần cứng (như hỏng linh kiện bảng mạch nguồn, công suất, mạch khuếch đại,…) hoặc lỗi phần mềm (Các IC chương trình vi điều khiển, RAM, ROM, và một số phần mềm ứng dụng bị lỗi trong quá trình sử dụng)… Hai là không có đủ điều kiện cần thiết về môi trường, về khí hậu, điện áp như: thiếu máy điều hòa nhiệt độ, máy ổn áp, máy hút ẩm, v.v… cũng là nguyên nhân gây ra hỏng hóc máy. ​
​hHôm nay, công ty Hoàng Minh xin giới thiệu một quy trình kiểm tra, bảo dưỡng của một số loại trang thiết bị y tế phổ biến.

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY SIÊU ÂM

Nội dung:Vệ sinh, kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh, chạy thử và viết biên bản bàn giao
Bảo dưỡng: Định kỳ 1 năm 1 lần.

1.  Máy chính và đầu dò.
Máy chính:
–          Cắm điện, chạy thử máy và ghi hiện trạng vào biên bản.
–          Vệ sinh toàn bộ phía ngoài của máy : Màn hình, bàn phím, mặt máy, mặt trước, mặt sau, phải, trái, 4 bánh xe chuyển động.
–          Tháo máy vệ sinh khối nguồn chính và tất cả các bảng mạch.
–          Đo kiểm tra đáp nguồn chính: ±5V, ±8V, ±12V, ±180V….
–          Vệ sinh tất cả các linh kiện của nguồn Switching.
–          Vệ sinh tất cả các linh kiện của các bảng mạch: Quét đầu dò/ Dựng ảnh/ Xử lý hình ảnh/ CPU…
–          Đo kiểm tra các linh kiện của các bảng mạch trên.
–          Thay pin CMOS (nếu phải thay).
–          Kiểm tra bảng mạch bàn phím, hiệu chỉnh lại các chíp, vệ sinh , tháo lắp các loại giắc cắm.
–          Vệ sinh,bảo trì, hiệu chỉnh bộ phận Trackball.
Đầu dò:
–          Vệ sinh các đầu dò, các cổng nối toàn bộ các chấn tử của đầu dò và khoá đầu dò.
–          Lắp lại và chạy thử đồng thời kiểm tra toàn bộ  các chức năng phần mềm của máy, các chức năng của toàn bộ các phím trên mặt máy.
–          Kiểm tra hình ảnh với đầu dò Convex, tuyến tính, âm đạo…
–          Kiểm tra chất lượng hình ảnh ở các chế độ B, M, B+M, flow…
–          Kiểm tra khả năng tính toán của máy.
–          Kiểm tra độ nhạy, mức nhiễu của ảnh.

2.  Màn hình
–          Vệ sinh toàn bộ bên trong và bên ngoài Monitor, Quét dọc, quét ngang, lái tia, cao áp, bảng mạch chính.
–          Kiểm tra điện áp, dạng sóng của các phần trên.
–          Hiệu chỉnh lại độ hội tụ, tuyến tính.
–          Bảo trì tất cả các phím điều khiển của Monitor.
–          Lắp lại Monitor cho chạy thử và chỉnh sửa độ nét, độ sâu của màn hình.

3.  Máy in nhiệt
–          Vệ sinh toàn bộ bên trong và bên ngoài máy in: Cơ cấu cơ khí, tự động đóng mở cửa in, nguồn Switching, biến đổi A/D, D/A và các bảng điều khiển chính.
–          Tháo lắp,vệ sinh, hiệu chỉnh ma trận nhiệt.
–          Vệ sinh các đầu ra vào của Video, lô cuốn giấy in, các phím điều khiển máy in.
–          Lắp lại, chạy thử và hiệu chỉnh lại máy in.

4.  Chạy thử máy khi có bệnh nhân và bàn giao máy
–          Cắm điện vào máy, chờ Selftest.
–          Bàn giao máy cho bác sỹ, kỹ thuật viên phụ trách máy để thăm khám bệnh nhân.
–          Ghi biên bản bàn giao máy sau bảo trì.