Khoa tai mũi họng là khoa chuyên về khám chữa bệnh ở các bộ phận tai, mũi, họng. Khoa này cũng có liên hệ với các khoa khác như da liễu, hô hấp, nha khoa. Khoa tai mũi họng điều trị một số bệnh thường thấy như: viêm tai, ù tai, thính giác kém, viêm xoang (mũi), viêm họng, ung thư cũng như thực hiện các phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình khác.

     Trên đây là những bệnh lý gặp nhiều ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài các khoa tai mũi họng trong các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, với nhu cầu hiện nay, nhu cầu mở phòng khám tư nhân phục vụ người dân ngày càng đông đảo bởi sự linh hoạt thời gian, chế độ dịch vụ chăm sóc tốt hơn, tiết kiệm thời gian đi lại nếu gần nhà,… Vậy để mở phòng khám chuyên khoa tai mũi họng cần những chứng chỉ hành nghề gì?

     Bài viết dưới đây Hoàng Minh Med sẽ tổng hợp nội dung liên quan đến các câu hỏi về chứng chỉ hành nghề

     Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính cấp chứng chỉ hành nghề Phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng tư nhân:

     Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh

     Luật khám, chữa bệnh 2009

    Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ y tế

1. Phạm vi hoạt động Chuyên môn tai mũi họng

      (1) Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu về tai mũi họng

      (2) Viêm xoang, chọc dò xoang, chọc hút dịch u nang

      (3) Chính rạch viêm tai giữa cấp

      (4) Chính rạch áp xe amidan

      (5) Cắt polip đơn giản, u bã đậu, u nang lành, u mỡ vùng tia mũi họng

      (6) Cầm máu cam

      (7) Lấy dị vật vùng tai mũi họng, trừ dị vật ở thanh quản, thực quản

      (8) Đốt họng bằng nhiệt, bằng Laser

      (9) Nạo VA

     (10)Các kỹ thuật chuyên môn do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.

2. Chứng chỉ hành nghề cho phòng khám tai mũi họng

     Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám, chữa bệnh vì vậy cần tuân thủ các yêu cầu, quy định về hoạt động, hành nghề y.

✅ Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám tai mũi họng

Theo Điều 43 Luật Khám Bệnh, Chữa bệnh năm 2009: Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

     (1) Đáp ứng đủ các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

      (2) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn

      (3) Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa và bác sỹ gia đình thì ngoài các quy định trên, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.

Như vậy, đối với phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, khi các bác sỹ muốn mở phòng khám theo loại hình doanh nghiệp như hộ gia đình thì cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Luật như đáp ứng đủ thời gian khám, chữa bệnh chuyên môn kèm theo các quy định về cơ sở vật chất, nhân sự, trang thiết bị để có thể mở phòng khám đúng quy định và đưa vào hoạt động.

Xem thêm điều kiện mở phòng khám tai mũi họng

✅ Với người xin cấp chứng chỉ hành nghề:

Văn bằng chuyên môn y;

      (1) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;

      (2) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;

     (3) Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.

➔ Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định 109/2016/NĐ-CP cấp.

➔ Phiếu lý lịch tư pháp.

➔ Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định  109/2016/NĐ-CP có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

➔ Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.

 

Để biết thêm thông tin giá máy tai mũi họng và kinh nghiệm mua máy, thiết kế phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0919.090.886 (Mr. Trường) 

—-

☑HOANGMINHMED – Nhập khẩu và phân phối hàng thiết bị y tế chính hãng tại Việt Nam

☎SĐT/Zalo: 0919.090.886

✉khactruong.hoangminh@gmail.com

⌚Website: https://hoangminhmed.com/